Theo Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp Ngô Hải Phan: Trên cơ sở nghiên cứu độc lập của Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp và tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, đề xuất kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, dự thảo Quyết định đề xuất 18 nhóm quy định TTHC cần tiến hành rà soát, đơn giản hóa trên các lĩnh vực liên quan đến an sinh xã hội, sản xuất, kinh doanh, công chức – công vụ như tuyển dụng, nâng ngạch... và 2 nhóm tổ chức thực hiện TTHC nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, minh bạch và công khai TTHC.
Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của các cơ quan, doanh nghiệp
Mục tiêu đơn giản hóa TTHC và cắt giảm gánh nặng hành chính trọng tâm trong năm 2015: Cắt giảm tối thiểu 25% chi phí tuân thủ TTHC đối với từng nhóm và 100% TTHC tại 4 cấp chính quyền được công bố, công khai.
Ông Phan Vinh Quang, đại diện Dự án GIG ví von: TTHC hiện nay như thuế mà thuế rất cao, nếu giảm thuế thì sẽ giảm được gánh nặng hành chính, qua đó tạo nguồn lực khác cho xã hội. Đồng thời, nếu không cải thiện TTHC sẽ không tận dụng cơ hội phát triển và hội nhập kinh tế.
Trở lại vấn đề thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt trong cải cách TTHC nhưng “gánh nặng” TTHC vẫn cao, ông Phan Vinh Quang cho rằng: Thứ nhất, do tư duy xây dựng văn bản, thể hiện rõ nhất ở các loại giấy tờ doanh nghiệp (DN), người dân phải nộp, thậm chí có ý kiến DN cho rằng càng cải cách càng tụt hậu.
Thứ hai, do chất lượng văn bản chưa được cải thiện, tính minh bạch của quá trình ra quyết định thấp, dường như chưa có cơ quan độc lập kiểm soát chất lượng văn bản. Ông Vinh Quang cho hay: Mặc dù có Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp nhưng chủ yếu thẩm định về mặt luật pháp chứ về lĩnh vực kinh tế và đánh giá tác động đến đời sống DN và nhân dân còn rất hạn chế.
Đáng chú ý, chưa có cơ chế khiếu kiện các văn bản pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, doanh nghiệp.
Bà Đặng Thị Phương Dung - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho rằng: Khi đưa ra quy định, Ban soạn thảo muốn hạn chế rủi ro nhưng khi đưa vào thực hiện, DN kêu ca, phản ánh rất nhiều như kiểm tra hóa chất của Bộ Công Thương (nhiều loại giấy tờ, thủ tục). DN dệt may, da giày thì vướng mắc ở thủ tục kiểm dịch da, lông động thực vật... dẫn đến tình trạng các cơ quan chức năng “thà bắt nhầm hơn bỏ sót”. “Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng phải có những biện pháp triệt để, không khéo chỉ đánh được người ngay mà không đánh được kẻ gian”, bà Dung nói.
Phản ánh hiện nay trong ngành y có hội chứng “một người đau bụng thì cả làng uống thuốc”, vì vậy số lượng bệnh nhân đến khám bệnh là rất đông, song Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Ngọc Hiền cho hay: Việc khám chữa bệnh phải tuân thủ nhiều Luật: Luật Khám chữa bệnh; Luật đấu thầu, Luật dược... và dưới là các thông tư hướng dẫn, tuy nhiên các văn bản này nhiều khi còn mâu thuẫn hay gây khó hiểu. Thậm chí có những văn bản chậm thay đổi như giá viện phí đến 17 năm mới điều chỉnh. Một số văn bản ra không sát với thực tế nghe có vẻ ưu đãi nhưng điều kiện để hưởng ưu đãi là không có.
Theo đó, ông Nguyễn Ngọc Hiền đề xuất: Cần nâng cao năng lực cá nhân xây dựng, soạn thảo văn bản và năng lực của người áp dụng văn bản để thực thi đúng tinh thần. “Hiện, chưa có cơ quan xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cán bộ thực hiện không đúng các văn bản pháp luật”, ông Hiền nói.
Đồng quan điểm, Luật sư Ngô Văn Hiệp, Văn phòng
luật sư Hiệp và liên doanh nhấn mạnh: Cùng với việc cải cách TTHC thì cần cải
cách ý thức, thái độ trách nhiệm của cán bộ, công chức. Dẫn chứng thực tiễn thời
gian qua, mặc dù đã có quy định cụ thể về thời gian thực hiện thủ tục tố tụng
nhưng nhiều khi vẫn bị kéo dài mà không rõ lý do, LS Ngô Văn Hiệp cho rằng: Ở
đây vẫn còn điểm “nghẽn” do rất khó để khiếu nại, tố cáo đối với những vi phạm
trong quy trình thực hiện các TTHC.../.
Số/ký hiệu | Ngày ban hành | Trích yếu |
---|---|---|
194/HD-CS | 18/01/2023 | Hướng dẫn công tác chính sách năm 2023 |
20/QĐ-CT | 05/01/2023 | Phê duyệt Kế hoạch công tác chính sách năm 2023 |
1757/CT-CS | 19/10/2022 | Về việc rà soát, đánh giá thực trạng; đề xuất chủ trương, giải pháp hỗ trợ giải quyết chính sách, ổn định hậu phương cán bộ, QNCN, CCQP, CN&VCQP |
1528/CT-CS | 13/09/2022 | Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hậu phương quân đội |
1263/CS-NC | 08/06/2022 | Về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng trong bàn giao, giải thể các trường cao đẳng nghề do Bộ Quốc phòng quản lý |
Số/ký hiệu | Ngày ban hành | Trích yếu |
---|---|---|
(Dự thảo) Tờ trình, (dự thảo) Thông tư | 11/09/2024 | (Dự thảo) Tờ trình, (dự thảo) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay thế, bãi bỏ một số quy định, mẫu biểu tại các Thông tư liên tịch của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính liên quan đến việc kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính |
75/2024/NĐ - CP | 30/06/2024 | Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng |
13/2024/TT-BQP | 18/03/2024 | Sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên quan đến việc kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính. |
82/2023/TT-BQP | 03/11/2023 | Quy định điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc |
55/2023/NĐ-CP | 21/07/2023 | Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng |
SỐ LƯỢT TRUY CẬP HIỆN TẠI: 356
TỔNG SỐ LƯỢT TRUY CẬP: 20869974