Gặp mặt, tuyên dương thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019

Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019), ngày 25/7/2017, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân dân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức gặp mặt, tuyên dương 500 thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại buổi gặp mặt.

Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội gửi lẵng hoa chúc mừng.

Tham dự buổi gặp mặt có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư. Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận Trung ương. Các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam. Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước; Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội; Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cùng dự có đồng chí Trung tướng Đỗ Căn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương.

Đặc biệt, buổi gặp mặt có sự tham dự của 500 đại biểu thương binh nặng đại diện cho hơn 12 nghìn thương binh nặng và 1,2 triệu thương binh trong cả nước. Các đại biểu đều mất sức lao động 81% trở lên, trong đó có hơn 100 đại biểu tỷ lệ mất sức lao động trên 90%, 8 đại biểu mất sức lao động 100%, 406 thương binh đang sống cùng gia đình và người thân, 94 đại biểu thương binh đang được chăm sóc tại các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng; 30 thương binh là người dân tộc thiểu số, 44 đại biểu thương binh nặng là nữ, 35 đồng chí thương binh bị mất thị lực hoàn toàn, 68 đồng chí di chuyển bằng xe lăn, 29 đồng chí sử dụng chân giả và phần đông các đại biểu ở độ tuổi 70 - 80 tuổi.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, kế thừa truyền thống hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, gần một thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, ngoan cường, bất khuất, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã hiến dâng tuổi thanh xuân, hy sinh cho Tổ quốc; hàng triệu thân nhân liệt sĩ mãi mãi không bao giờ được gặp lại những người thân yêu của mình. Nhiều đồng chí, đồng bào trở về sau chiến tranh mang trên mình thương tật suốt đời, chịu nhiều đau đớn do vết thương, bị nhiễm chất độc hóa học.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi tới các đồng chí lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các đại biểu thương binh nặng tiêu biểu, người có công với cách mạng trong cả nước lời thăm hỏi ân cần, tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc nhất.

Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo thực hiện tốt công tác chăm sóc người có công. Truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đã được kết tinh thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng càng được đặc biệt quan tâm, xã hội hóa sâu rộng. Hệ thống chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này cũng từng bước được hoàn thiện; đối tượng người có công được mở rộng; chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và đồng thuận xã hội.

Thủ tướng cho biết, hiện cả nước có hơn 9,2 triệu người có công, chiếm gần 10% dân số, được hưởng các chính sách ưu đãi. Hằng năm, ngân sách Nhà nước đã dành hơn 32 nghìn tỷ đồng để thực hiện các chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân của họ.

Biểu dương nghị lực, ý chí vươn lên của các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng, mà 500 thương binh nặng có mặt hôm nay là những đại diện tiêu biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Đây thực sự là những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là những tấm gương sáng đáng khâm phục, lay động lòng người, động viên, khích lệ, truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần vượt khó vươn lên. Thủ tướng mong muốn các đại biểu về dự buổi lễ lần này sẽ luôn là những tấm gương sáng về ý chí tự lực, tự cường trong học tập, công tác, lao động và sản xuất, không ngừng nỗ lực tham gia xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc người có công. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, xác định việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công là bổn phận, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chăm lo cho người có công và gia đình người có công, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu như: Tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19-7-2017 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 22-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về công tác chăm sóc người có công với cách mạng; quan tâm và thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình người có công.

Thủ tướng yêu cầu bố trí tăng ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh huy động, đa dạng hóa nguồn lực xã hội, tổ chức thực hiện tốt hơn nữa pháp lệnh và các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; quan tâm chăm lo y tế, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, nhà ở... trước hết là đối với những người, những gia đình còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, phấn đấu hết năm 2019, các địa phương không còn hộ gia đình chính sách thuộc diện hộ nghèo. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa, vận động để công tác này thực sự là một nghĩa vụ, bổn phận của tất cả mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên thế hệ trẻ…

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; triển khai đồng bộ, thống nhất, kịp thời Pháp lệnh Ưu đãi người có công; giải quyết tốt các vấn đề tồn đọng sau chiến tranh; cải cách thủ tục hành chính trong xác nhận người có công qua các thời kỳ kháng chiến; tạo điều kiện thuận lợi để người có công thụ hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm những vụ việc tiêu cực sai phạm trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi người có công; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng...

Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trao Bằng khen và quà của Thủ tướng tặng 500 thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội trao Bằng khen của Thủ tướng tặng các thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019


Trước đó, trong ngày 24/7/2019; 500 đại biểu thương binh nặng đã tới dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp gỡ, thăm hỏi, động viên 72 thương binh nặng tiêu biểu nhất và Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gặp gỡ, thăm hỏi 43 nữ thương binh nặng tiêu biểu trong số 500 thương binh nặng về dự buổi gặp mặt biểu dương thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm hỏi, động viên và tặng quà các thương binh nặng ngày 24/7


Đây là sự kiện có ý nghĩa sâu sắc trong các hoạt động kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019), thể hiện trách nhiệm cao cả, nghĩa tình sâu nặng, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, quân và dân cả nước đối với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng./.


Phòng Thông tin điện tử/Cục Chính sách
Số lượt đọc: 4358 Cập nhật lúc: 27/07/2019 12:07
TIN KHÁC
Số/ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu
194/HD-CS 18/01/2023 Hướng dẫn công tác chính sách năm 2023
20/QĐ-CT 05/01/2023 Phê duyệt Kế hoạch công tác chính sách năm 2023
1757/CT-CS 19/10/2022 Về việc rà soát, đánh giá thực trạng; đề xuất chủ trương, giải pháp hỗ trợ giải quyết chính sách, ổn định hậu phương cán bộ, QNCN, CCQP, CN&VCQP
1528/CT-CS 13/09/2022 Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hậu phương quân đội
1263/CS-NC 08/06/2022 Về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng trong bàn giao, giải thể các trường cao đẳng nghề do Bộ Quốc phòng quản lý
Số/ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu
13/2024/TT-BQP 18/03/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên quan đến việc kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
82/2023/TT-BQP 03/11/2023 Quy định điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
55/2023/NĐ-CP 21/07/2023 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
42/2023/NĐ - CP 29/06/2023 Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng
80/2022/TT-BQP 11/11/2022 Hướng dẫn việc tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và bàn giao hài cốt liệt sĩ

Nhắn tìm đồng đội - Số 540

30/01/2024 20:45


THỐNG KÊ TRUY CẬP

SỐ LƯỢT TRUY CẬP HIỆN TẠI: 76

TỔNG SỐ LƯỢT TRUY CẬP: 16771508